Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2022

LỜI RU BUỒN

Hình ảnh
  Anh hát cho tôi nghe câu ru dành cho cô con gái xinh đã lớn “À ơi … Cái cò, cái vạc, cái nông …”   Câu ca dao tôi thuộc nằm lòng Mẹ ru tôi tôi ru con tôi năm tháng chất chồng sao cứ đau đáu buồn theo câu ru cũ   “À ơi …” Lời hát ru vang lên giữa đêm Thu cao nguyên mưa buồn, tôi nghiêng tai tư lự nghe cả tiếng “con dế buồn tự tử” (*) thấy chân mình tiễn đưa linh hồn cả bầy sẻ nhỏ Cái cò bay đâu giấu cả nỗi đau dài   “À ơi…” Khúc hát ru gầy buồn hoang hoải bay vào thinh không, tôi mím môi ngần ngại thả mái hiên người chút tình ngày thơ dại líu ríu lối quen mòn đôi dép cũ Một chiếc rời xa lạc mất tình đầu   “À ơi …”   Về đâu Câu ru xưa Về đâu Trong mưa thưa …                                                               Nguyễn Thiên Nga   (*)...

KHÔNG ĐỀ

Hình ảnh
 

THƠ LUÂN HOÁN – MỘT CHÚT TẢN MẠN

Hình ảnh
  THƠ LUÂN HOÁN – MỘT CHÚT TẢN MẠN   Một ngày buồn giữa lúc đại dịch Covid lan tràn khắp nơi, tin ca sĩ Phi Nhung là một trong hàng ngàn người chia tay cõi tạm khiến nhiều người nghẹn ngào. Đâu đâu cũng vang lên tiếng hát của cô. Mọi người nghe cô hát như một sự tưởng niệm. Riêng tôi, từ trước đến nay gần như tôi không nghe dòng nhạc Phi Nhung hay trình diễn. Tôi nhớ và chú ý nhiều hơn đến cô ca sĩ xinh đẹp này chủ yếu là những việc làm thiện nguyện cô ấy đã góp cho Vườn Hoa Từ Tâm của cuộc đời này thêm sắc, thêm hương. Ngày Phi Nhung mất và nhiều ngày sau đó nữa, hàng xóm nhà tôi mở tới mở lui một nhạc phẩm mà tôi cũng lẩm bẩm hát theo. Đến lúc đó, tôi mới biết bài “Phải Lòng Con Gái Bến Tre” do nhạc Sĩ Phan Tấn Ni phổ thơ của Thi Sĩ Luân Hoán. Tôi đọc thơ của Thi Sĩ Luân Hoán từ khá lâu, có nhiều bài tôi rất thích vì nét hóm hỉnh, duyên duyên. Kể từ khi biết bài hát trên, tôi đến với thế giới thơ của Thi sĩ Luân Hoán thường xuyên hơn trước. Sự thường xuyên hơi muộn màng, tôi...

DỐC

Hình ảnh
                                                                                        Ngôn bảo con trai dừng xe, cô kéo cao cổ áo len và bước xuốn g , đứng lặng ngắm con dốc cao trước mặt . Nghe nói đây là một trong những con dốc đẹp nhất của Đà Lạt, Ngôn có chút tò mò dù đoán biết đó là con dốc rất quen thuộc với mình với cái tên thú vị, đầy biểu cảm: “Trời Ơi”. Mất một lúc lâu, Ngôn mới có thể định hình lại vị trí con dốc xưa cao vời vợi trong ký ức 37 năm trước của mình. *   Một trong những ngày cuối cùng của năm 1985, cầm quyết định của Sở Giáo Dục Lâm Đồng, Ngôn đi bằng xe lam từ bến nhỏ sau khu Hòa Bình đến nhà thờ Tùng Lâm rồi tiếp tục cuốc bộ thêm 6-7 cây số gì đó đến trình diện tại Phòng Giáo Dục huyện Lạc Dương. Sau vài lần tới lui, khi đã...